Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Trẻ bị côn trùng cắn là chuyện thường ngày. Nhưng cách chăm sóc, xử lý các vết cắn từ côn trùng mới là chuyện “lớn”. Vậy cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy đỏ như thế nào là đúng cách, tránh viêm nhiễm. Các bậc phụ huynh hãy xem ngay bài chia sẻ ngắn dưới đây để rõ nhé!
Triệu chứng do côn trùng cắn ở trẻ
Trẻ con vốn dĩ rất hiếu động và tò mò. Nên trong lúc vui chơi bé vô tình bé bị côn trùng đốt sưng đỏ. Tuy nhiên, các mẹ cần biết, côn trùng cắn (đốt) cũng được chia thành 2 nhóm như sau: nhóm độc và không độc.
Triệu chứng do côn trùng cắn ở trẻ
● Nhóm côn trùng độc: Khi trẻ bị nhóm côn trùng độc cắn. Độc tố sẽ được tiêm qua vòi của chúng và sau đó gây đau đớn. Ví dụ như: ong hoặc kiến ba khoang cắn (đốt)…
● Nhóm côn trùng không độc: Ở nhóm này, côn trùng không độc chỉ hút máu như muỗi và chúng thường gây triệu chứng ngứa rất khó chịu.
Sau khi bé bị côn trùng cắn (đốt) thường gây ra phản ứng da ngay lập tức. Phản ứng này nặng nhẹ ở mỗi bé sẽ hoàn toàn khác nhau và nó phụ thuộc vào yếu tố loại côn trùng cắn. Khi trẻ bị côn trùng đốt sẽ có một số những triệu chứng điển hình như: Châm chích, ngứa, đau đớn, sưng tấy đỏ tại chỗ, đôi khi bị nổi bọng nước. Thông thường, các dấu hiệu bé bị côn trùng đốt sưng to này sẽ biến mất trong vòng 24 giờ. Riêng đối với những bé có làn da nhạy cảm, vết cắt do côn trùng sẽ lâu lành hơn. Hoặc nếu không có biện pháp xử lý đúng cách có thể gây viêm nhiễm và để lại sẹo xấu cho trẻ.
Bé bị côn trùng cắn sưng tấy đỏ có nguy hiểm không?
Đa số, khi bé bị côn trùng đốt sưng đỏ sẽ tự khỏi sau 24h hoặc sau vài ngày. Nhưng đôi khi, do làn da trẻ nhạy cảm hoặc cơ thể phản ứng lại các dị nguyên từ vết côn trùng cắn như: lông, ngòi của côn trùng. Nên đôi khi da trẻ có xuất hiện bọng nước, mụn nước, sưng tấy đỏ gây đau rát, khó chịu trong nhiều ngày. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ sưng mủ sau khi bị côn trùng cắn. Từ đó, dẫn đến gây ra nhiều tổn thương khác trên da trẻ. Khiến vết thương lâu lành và để lại nhiều sẹo xấu.
Trẻ bị côn trùng cắn có thể biến chứng nguy hại nếu không xử lý đúng cách
Chưa kể, với những loại côn trùng có độc như: Kiến ba khoang, ong bắp cày, ong vò vẽ… đều là những loại côn trùng có độc tính cao. Nên khi bé bị côn trùng đốt sưng to lại không có cách xử lý kịp thời, có thể gây sốc phản vệ, ngừng hô hấp, trụy tim mạch, nguy hiểm nhất là khiến trẻ tử vong.
Ngoài ra, côn trùng còn là tác nhân gây lây truyền các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm như: Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản…. Do đó, bé bị côn trùng cắn đôi khi sẽ không nguy hiểm, nhưng đôi khi lại rất nguy hiểm. Nên tốt nhất cha mẹ cần phải chủ động phòng ngừa, nhận biết sớm sớm và có cách tìm cách xử lý trị kịp thời các vết côn trùng cắn. Nhằm đảm bảo sức khỏe của trẻ tốt nhất.
[Chia sẻ] Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy an toàn, hiệu quả
Làn da bé rất mỏng manh, nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng với mọi thứ lạ, nhất là khi bị côn trùng cắn (đốt). Nên khi bé bị côn trùng đốt sưng đỏ, lại nổi mụn nước, sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Ngay lúc này, các bậc cha mẹ cần hành động với những bước như sau để khắc phục tình trạng ngay:
Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy an toàn, hiệu quả
Cần lấy nọc độc côn trùng ra
Nếu bé bị những loại côn trùng có độc cắn như: ong chích, bậc cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé rời khỏi khu vực có ong. Đồng thời, để bé nằm yên tại chỗ ở vùng an toàn, nhằm hạn chế nọc độc lan khắp cơ thể. Sau đó, cha mẹ (người lớn) nên lấy nọc độc của ong ra, cần dụng cụ lấy nọc độc như nhiếp (dụng cụ phải được vệ sinh sạch hoặc khử trùng bằng cồn). Tuyệt đối, không nên dùng tay nặn ngòi độc, vì hành động này có thể làm túi độc vỡ, khiến cho độc lan nhanh và thấm sâu vào cơ thể trẻ hơn.
Làm sạch vùng da do côn trùng cắn
Bé bị côn trùng đốt sưng to, phụ huynh cần làm sạch những chỗ có vết thương côn trùng cắn (đốt) một cách nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc dùng những loại dung dịch sát trùng. Tiếp đó, có thể đắp khăn lạnh hoặc chườm túi đá lạnh lên vùng bị đốt (cắn), nhằm làm giảm sưng và giảm đau. Trường hợp, vết côn trùng cắn sưng ở vị trí mắt, cha mẹ cần phải cẩn thận trong việc vệ sinh làm sạch vết thương. Để tránh dung dịch sát khuẩn rơi vào mắt và ảnh hưởng đến niêm mạc gây xót.
** Lưu ý: Trong quá trình làm sạch vùng da bé bị côn trùng cắn sưng tấy, phát hiện bên trong bị mưng mủ hoặc bị phồng rộp. Bậc phụ huynh tuyệt đối không được nặn, ép, chọc vỡ. Vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, hãy lấy miếng gạc sạch và đặt nhẹ lên trên vùng da tổn thương đó.
Hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng khó chịu
Khi bị côn trùng cắn sẽ để lại triệu chứng điển hình nhất là gây ngứa ngáy. Triệu chứng này, khiến trẻ khó chịu và thường xuyên cào gãi, làm vùng da tổn thương lan rộng hơn. Do đó, ngay sau khi làm sạch vết thương, cha mẹ nên nhanh chóng tìm cách giúp bé giảm ngứa rát và viêm nhiễm, nhu sau:
● Vệ sinh thật sạch 2 bàn tay trẻ, để giảm viêm nhiễm vết thương khi bé cào gãi.
● Nếu vết thương bé bị côn trùng đốt sưng đỏ, nên chườm đá lạnh lên vùng da bị đốt (cắn) khoảng 5-10 phút. Hành động này, giúp trẻ dễ chịu hơn.
● Dùng gel, hồ nước, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc tím, Gel Subạc… để thoa lên vết côn trùng cắn. Nhằm làm giảm triệu chứng sưng đỏ, sát khuẩn, giảm viêm, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và tránh để lại sẹo xấu.
Những sai lầm trong xử lý bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Thấu hiểu được sự lo lắng của cha mẹ khi nhìn thấy con trẻ bị côn trùng cắn sưng to đỏ. Nhưng các bậc phụ huynh cần có cách chăm sóc, xử lý vết cắn đúng cách mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Trái lại, nếu xử lý sai cách sẽ khiến vết thương do côn trùng cắn tăng nặng hơn và thậm chí gây mưng mủ, viêm nhiễm trùng… Cụ thể, một số những sai lầm thường gặp của cha mẹ trong xử lý vết côn trùng cắn:
Không nên dùng dấu gió để thoa lên vết côn trùng cắn trên da trẻ
Dùng nước bọt vào vết côn trùng cắn
Như một bài thuốc gia truyền, khi thấy trẻ bị côn trùng cắn các bà, các mẹ thường dùng nước bọt để thoa lên vết côn trùng cắn bị nổi mẩn. Nhưng thông tin từ bác sĩ chuyên khoa cho biết, đó là cách làm hoàn toàn sai lầm và trái khoa học. Thậm chí có thể còn gây ra biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm hơn. Vì trong nước bọt có chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nên tăng nguy cơ tấn công vào vết thương và tăng tổn thương nặng nề hơn.
Quá lạm dụng dầu gió như “thần dược”
Dầu gió được quý như là “thần dược” của người Việt Nam. Từ cảm, ho, đau bụng, nhức đầu, trị sưng bầm… đều dùng dầu gió. Nhưng với trường hợp bé bị côn trùng đốt sưng đỏ có nên dùng dầu gió không. Thông tin cho biết, trong thành phần dầu gió xanh có chứa Methyl salicylat với tác dụng giảm đau khá tốt. Tuy nhiên, với làn da nhạy cảm của trẻ, thì việc thoa dầu có thể gây kích ứng, thậm chí gây rối loạn thân nhiệt. Thay vì lạm dụng dầu gió, các mẹ nên dùng các loại kem thuốc bôi dành tốt riêng cho bé. nhằm giúp giảm sưng viêm, ngứa mà lại an toàn, hiệu quả chống dị ứng hữu hiệu cho trẻ.
Cha mẹ thường chủ quan khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Có nhiều trường hợp cha mẹ, khi thấy con trẻ bị côn trùng cắn cũng tỏ ra bình thường, như không có chuyện gì. Chính vì sự chủ quan này, đã khiến bé bị viễm nghiêm trọng hơn, vết cắn sưng phù, mưng mủ. Bởi trẻ có hệ miễn dịch còn yếu kém, nên khi côn trùng cắn và không được xử lý ngay đúng cách sẽ khiến vết cắn dễ bị nhiễm trùng. Thậm chí, với những trường hợp côn trùng độc cắn có thể gây triệu chứng sốt, phát ban, nôn, ngứa, sưng viêm… thậm chí đe dọa đến cả tính mạng trẻ.
➧➧ Từ đó, có thể thấy được tầm quan trọng của việc xử lý tình trạng bé bị côn trùng cắn sưng tấy đúng cách. Bởi điều này mang lại hiệu quả tốt và giúp làm giảm triệu chứng và tránh được những biến chứng nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ. Hoặc nếu bậc phụ huynh không biết phải xử lý như thế nào, hãy đưa trẻ đến ngay tại đơn vị y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
[tu van]
Cách phòng ngừa bé bị côn trùng đốt sưng đỏ hiệu quả
Người ta thường hay nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là hoàn toàn đúng. Do đó, các bậc cha mẹ nếu không muốn con trẻ bị côn trùng cắn, hãy nhanh chóng thực hiện ngay những biện pháp phòng tránh như sau:
Nên cho con trẻ mặc quần áo dài tay, sáng màu để tránh muỗi đốt
✔ Cần nên vệ sinh không gian nhà ở sạch sẽ, thoáng mát. Nhằm tránh để kiến, muỗi, gián, rệp sinh sôi nảy nở và đốt trẻ.
✔ Cho con trẻ ngủ mùng (màn) kể cả ban ngày lẫn ban đêm.
✔ Nên cho con trẻ mặc quần áo dài tay, sáng màu để tránh muỗi đốt. Vì những đồ màu tối sẽ thu hút côn trùng.
✔ Dùng thuốc xịt chống côn trùng xung quanh khi trẻ chơi đùa ngoài trời.
✔ Không cho con trẻ đi chân trần (đất) khi vui chơi ơ rmooi trường ngoài. Đồng thời, hạn chế để bé vui chơi gần những bụi cây, hoa.
✔ Khi bé bị côn trùng đốt sưng to, cha mẹ cần nhanh chóng xử lý vết thương đúng cách nếu trên. Hoặc tốt hơn và đưa con trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa để thăm khám.
✔ Cần dạy con cách nhận biết về các loại côn trùng gây hại. Để bé khi thấy có thể biết và tránh xa.
Mong rằng qua chia sẻ về cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy trên, đã có thể giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong việc chăm sóc, nuôi dạy con trẻ khỏe mạnh, khôn ngoan. Nếu cần được hỗ trợ tư vấn, giải đáp thêm, hãy gọi đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia tại Phòng Khám Thái Dương tư vấn cụ thể nhất.