Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước có nguy hiểm không?
Trang Chủ Tin tức y khoa Tin tức y khoa Tin tức y khoa Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

 Trẻ sơ sinh sở hữu làn da nhạy cảm và mong manh nên cần được bảo vệ. Do đó, khi bé bị muỗi đốt thường gây ngứa ngáy, khiến trẻ cào gãi, gây trầy xước, đau rát và tổn thương cho làn da trẻ. Thậm chí, có trường hợp bé bị muỗi đốt nổi mụn nước. Nên bài viết hôm nay, chuyên gia sẽ thông tin cụ thể về vấn đề trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước có nguy hiểm không? giúp các bậc phụ huynh lưu ý hơn và có cách chăm sóc trẻ đúng hơn.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu nhận biết bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

  Tình trạng mụn nước do bị muỗi đốt (cắn, chích) thường sẽ được cải thiện sau vài giờ. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ mà tổn thương sẽ có các biểu hiện khác nhau. Cụ thể, dưới đây là một số dấu hiệu, triệu chứng điển hình khi trẻ bị muỗi cắn.

Dấu hiệu nhận biết bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

Dấu hiệu nhận biết bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

   Có sự xuất hiện của những vết cắn tròn nhỏ, màu hồng hoặc màu đỏ.

   Vết muỗi cắn sẽ nổi cộm lên trên bề mặt da hơn so với vùng da bình thường xung quanh.

   Tại vị trí trung tâm của vết muỗi đốt nhận thấy có dấu chấm nhỏ. Đó là vị trí vòi chích hút máu của con muỗi.

   Có triệu chứng ngứa ngáy, nổi ban, sưng tấy. Khiến trẻ cào gãi gây trầy xước, tổn thương thêm vùng đa.

   Xuất hiện triệu chứng mụn nước tại vùng da bị muỗi cắn.

   Kèm với đó là những dấu hiệu khác như: đỏ da, phát ban, bé khó chịu, biếng ăn, ngủ không ngon giấc…

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước có sao không, có nguy hiểm không?

  Chuyên gia đầu ngành cho biết, phần lớn khi trẻ bị muỗi chích sẽ gây ngứa ngáy, vùng da sưng tấy ở tại vị trí vết muỗi đốt. Và khoảng sau vài giờ hoặc vài ngày sauchúng sẽ tự biến mất, tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, muỗi là vật trung gian mang mầm bệnh, nên khi trẻ bị muỗi đốt có thể sẽ bị lây những mầm bệnh truyền nhiễm đó từ muỗi. Do đó, tình trạng muỗi đốt nổi mụn nước ở bé cũng rất nguy hiểm. Vì khả năng cao bé đã mắc phải một số bệnh lý truyền nhiễm như:

Muỗi là con vật trung gian lây truyền virus gây nhiều bệnh truyền nhiễm

Muỗi là con vật trung gian lây truyền virus gây nhiều bệnh truyền nhiễm

Mắc bệnh sốt xuất huyết

  Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước đó là chuyện thường ngày. Nhưng nếu trẻ không may bị muỗi vằn Aedes Aegypti đốt, thì khả năng cao trẻ mắc phải bệnh lý sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Và loại muỗi vằn Aedes Aegypti chính là con vật trung gian lây truyền virus gây bệnh sang cho con người.

  Bệnh sốt xuất huyết vô cùng hiểm. Nếu trẻ mắc bệnh và bậc phụ huynh không chú ý, không có biện pháp khắc phục ngay. Bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến nặng gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ bé quấy khóc nhiều, biếng ăn bỏ bú, bị buồn nôn và nôn. Thậm chí, bệnh còn đe dọa đến cả tính mạng bé. Nên tốt nhất, mẹ khi thấy con có dấu hiệu nóng sốt cao hãy chủ động đến đơn vị y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh ngay phù hợp, hiệu quả và an toàn.

Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng máu

  Vì trẻ có sức khỏe và hệ miễn dịch yếu. Nên khi trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước và không có cách điều trị ngay liền hiệu quả, sẽ tăng khả năng trẻ bị nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. Bởi khi muỗi đốt gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, nên bé đã có hành động cào gãi khiến làn da trầy xước, tổn thương. Từ đó, đã tạo thành điều kiện tốt cho những vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nhiễm trùng, bội nhiễm, nguy hiểm nhất là gây nhiễm trùng máu.

  Nên ngay khi nhận thấy bé có những biểu hiện như: nóng sốt, da xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ và ngày càng lan ra diện rộng. Đặc biệt, nốt mẩn đỏ còn nổi ở cả mắt, lưỡi, bên trong má… Lúc này, bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị bệnh ngay. Nếu không sẽ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Muỗi đốt gây truyền virus có hại gây bệnh

  Muỗi là con vật gây truyền nhiễm mầm bệnh gây bệnh. Nên khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước, có thể bé sẽ mắc phải một trong số những bệnh lý nguy hiểm truyền nhiễm nào đó như: bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh virus Zika, bệnh sốt rét, bệnh sốt vàng da, bệnh sốt virus Chikungunya.

  Những bệnh lý nêu trên đều gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con trẻ. Thậm chí, bệnh còn biến chứng nguy hiểm gây tử vong. Vậy nên trong quá trình chăm sóc con trẻ, mẹ cần lưu tâm, nhằm sớm phát hiện bệnh để có thể điều trị cho con kịp thời, đúng cách, hiệu quả.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hướng dẫn cách xử lý nhanh khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

  Khi bé bị muỗi đốt (cắn), bậc phụ huynh nhất là các mẹ nên thực hiện xử lý nhanh chóng vết đốt theo 3 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Cần và nên vệ sinh vùng da bị muỗi đốt sạch sẽ.

  Rửa sạch vùng da của trẻ bị muỗi cắn bằng những dung dịch sát khuẩn, nước ấm, nước muối… Những loại nước này mang đến khả năng sát khuẩn giúp vết thương sau khi bị muỗi cắn không bị nhiễm trùng.

Bước 2: Thực hiện giảm ngứa và chống sưng

  Ngay khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước, mẹ cần nên chườm đá lạnh hoặc bôi những loại kem dịu da lên vết muỗi đốt để giảm ngứa, chống sưng. Tốt nhất nên sử dụng các loại kem bôi có thành phần tự nhiên, không chứa chất corticoid, không paraben hay chất bảo quản. Như vậy mới đảm bảo tính an toàn cho làn da dịu nhẹ, mỏng manh của trẻ.

Bước 3: Khi có dấu hiệu nặng cần đến gặp bác sĩ da liễu ngay

  Nếu tình trạng muỗi đốt ở trẻ có những dấu hiệu biến chứng như: Sưng đỏ, đau nhức, trẻ nóng sốt, chảy dịch, có bị nôn ói… cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Nhằm được thăm khám, chẩn đoán đúng tình trạng bệnh của trẻ hiện tại và áp dụng đúng phác đồ điều trị kịp thời, đúng cách, hiệu quả, an toàn nhanh chóng.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách điều trị cho trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước an toàn và hiệu quả

  Khi không may bé bị muỗi đốt và có những biểu hiện nêu trên, mẹ hãy nhanh chóng áp dụng những cách dưới đây. Nhằm có thể điều trị dấu hiệu bệnh, giúp tránh biến chứng nguy hại xảy ra với sức khỏe của bé. Cụ thể:

Dùng thuốc bôi để điều trị cho trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước an toàn và hiệu quả

Dùng thuốc bôi để điều trị cho trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước an toàn và hiệu quả

Cách điều trị muỗi đốt bằng thuốc bôi

  Ngay sau khi bé bị muỗi đốt có nổi mụn nước, mẹ cần vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng những loại dung dịch sát khuẩn ngay. Sau đó, tiếp tục dùng thuốc bôi có thành phần dịu nhẹ, bôi trực tiếp lên vết thương. Nhằm mang đến tác dụng sát trùng, làm khô bóng nước, giảm viêm, giảm sưng ở vùng da bị tổn thương. Một số loại thuốc bôi tốt, phù hợp có thể dùng để bôi khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước như: Hồ nước, Dung dịch Jarish, thuốc tím, dung dịch Milian, thuốc mỡ kháng sinh hoặc những loại kem có tác dụng dưỡng ẩm cho da bé…

Cách điều trị muỗi đốt bằng thuốc uống

  Như chuyên gia đã nêu trên, nếu trường hợp bị muỗi đốt và có nổi bóng nước, thì những dấu hiệu đều nhanh chóng thuyên giảm khi có sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da theo đúng chỉ định hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nhưng với một số ít trường hợp, tình trạng muỗi đốt có biến chứng nặng. Nhất là với những đối tượng có làn da nhạy cảm, mỏng và hệ miễn dịch suy yếu. Lúc này, sau thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc uống phù hợp với tình trạng bệnh và an toàn với cơ thể trẻ.

Cách chăm sóc da tại nhà sau điều trị muỗi đốt

  Ngoài việc tuân thủ đúng với những phác đồ điều trị bằng thuốc do bác sĩ chuyên khoa đề ra. Bậc phụ huynh cũng cần biết cách chăm sóc da bé bị muỗi đốt nổi mụn nước tại nhà đúng cách, nhằm giúp kiểm soát tốt các triệu chứng hiệu quả hơn, giúp da nhanh chóng phục hồi hơn. Như:

   Thực hiện chườm lạnh giúp vết muỗi đốt giảm sưng và giảm ngứa ngáy tạm thời

   Giữ vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Nhằm giúp giảm tránh nguy cơ nhiễm trùng.

   Không nên chà xát hay cào gãi mạnh lên vị trí vùng da bị tổn thương do muỗi đốt. Nên chọn cho trẻ những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi, có tính thấm hút tốt, nhằm giúp hạn chế tính ma sát lên làn da.

   Tăng cường bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng tốt và cần thiết cho cơ thể trẻ. Giúp tăng sức đề kháng để trẻ chống lại mọi bệnh tật.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách phòng tránh bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

  Để phòng tránh trẻ bị muỗi đốt và bị nổi mụn nước, mẹ cần nên thực hiện một số điều lưu ý sau:

Phun thuốc diệt muỗi theo định kỳ là cách phòng tránh trẻ bị muỗi đốt tốt nhất

Phun thuốc diệt muỗi theo định kỳ là cách phòng tránh trẻ bị muỗi đốt tốt nhất

   Vệ sinh sạch sẽ thân thể bé hàng ngày.

   Giữ cho nhà cửa và môi ở trường xung quanh luôn thoáng mát, sạch sẽ.

   Ban đêm nên đóng hết các cửa sổ để muỗi và những loại côn trùng khác không thể bay hay bò vào nhà. Khi trẻ ngủ cần buông màn.

   Nên cho bé mặc quần dài tay kín, nhằm hạn chế bị muỗi đốt.

   Không cho bé chơi ở những nơi bụi rậm, vũng nước. Nước đọng ở các thùng, chậu cần đổ đi tránh sinh muỗi.

   Phun thuốc diệt muỗi theo định kỳ.

  Đó là tất cả thông tin mà chung tôi muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh trong bài viết bé bị muỗi đốt nổi mụn nước có nguy hiểm không? Nếu còn vấn đề gì băn khoăn và muốn được tư vấn thêm cách cụ thể hơn. Hãy gọi ngay đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Thái Dương kịp thời hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, chi tiết và hoàn toàn miễn phí.

Từ khóa:

Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước có nguy hiểm không, Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước, Trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước, Cách phòng tránh bé bị muỗi đốt nổi mụn nước, Điều trị cho trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước an toàn