Bệnh chàm khô: nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị
Trang Chủ Bệnh Da Dị Ứng - Miễn Dịch Bệnh Chàm Bệnh chàm khô: nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Bệnh chàm khô: nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

 Bệnh chàm khô thuộc top những bệnh lý ngoài da phổ biến. Bệnh lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người bệnh. Nên việc nắm rõ bệnh chàm khô là gì, nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị là điều cần thiết. Vì điều này, giúp họ có thêm thông tin hữu ích về bệnh và chủ động thực hiện khám chữa bệnh ngay, tránh biến chứng.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu bệnh chàm khô là gì?

  Theo chuyên gia cho biết, bệnh chàm khô thuộc một trong những bệnh lý da liễu thường gặp. Bệnh có thể bắt gặp ở mọi đối tượng người bệnh khác nhau. Nhất là ở những đối tượng có cơ địa yếu, sức đề kháng bị suy giảm. Bệnh chàm khô gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và đời sống.

Hình ảnh bệnh chàm khô

Hình ảnh bệnh chàm khô

  Vậy bạn đã hiểu bệnh chàm khô là gì chưa? Bệnh chàm khô được biết đó là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính. Bệnh xuất hiện khi da bị thiếu độ ẩm, da quá khô, nên khiến da bị bong tróc, nứt nẻ, chảy máu… Từ đó, người ta gọi là bệnh chàm khô.

  Phần lớn, bệnh chàm khô chỉ xuất hiện ở tại một vị trí nhất định nào đó như: ở mặt hoặc tay chân. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp đặc biệt, bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Đáng chú ý hơn đó là bệnh còn có tính tái phát theo mùa, nhất là vào mùa đông khi thời tiết trở nên hanh khô. Vậy nên,bạn cần có cách chăm sóc da đúng hơn vào mùa đông để phòng tránh mắc phải bệnh chàm khô.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh chàm khô

  Phần trên, chuyên gia đã giải đáp cụ thể về vấn đề bệnh chàm khô là gì? Phần tiếp đây, chuyên gia sẽ chia sẻ thông tin về triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh chàm khô. Nhằm giúp người bệnh có thêm kiến thức về bệnh, để có thể chủ động thực hiện khám chữa bệnh ngay khi có dấu hiệu bệnh. Cũng như, có cách phòng tránh bệnh tốt nhất. Cụ thể:

Biểu hiện bệnh chàm khô

  Thông thường, khi cơ thể bạn mắc bệnh chàm khô sẽ xuất hiện một vài những biểu hiện, triệu chứng điển hình như:

Triệu chứng điển hình của bệnh chàm khổ

Triệu chứng điển hình của bệnh chàm khổ

   Có dấu hiệu ngứa ngáy. Đây chính là triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm khô. Những cơn ngứa cứ đến liên tục, khiến bạn phải hành động cào gãi. Nhưng khi càng giã thì cơn ngứa càng tăng nặng hơn.

   Khiến vùng da bệnh bị tổn thương. Thêm đó, xuất hiện các mảng đỏ, hơi sưng phù nề, không có ranh giới rõ ràng với vùng da lành xung quanh. Đồng thời, còn khiến da trở nên sần sùi và bị bong tróc.

   Biểu hiện bệnh chàm khô cấp tính. Ở giai đoạn triệu chứng bệnh rất nhẹ, lớp da nổi ban đỏ. Sau đó, chúng sẽ bong ra và hình thành nên những vảy trắng. Kèm với đó là những nốt mụn nổi lên trên bề mặt gây ngứa ngáy khó chịu.

   Dấu hiệu bệnh chàm khô giai đoạn mãn tính. Lúc này, bệnh tình đã chuyển biến nặng, nên khiến vùng da bệnh bị tổn thương nghiêm trọng, mụn nước vỡ ra và đóng thành vảy khô, da trở nên khô sần và đóng vảy nhiều, nhất là những cơn ngứa tăng nhiều và tăng nặng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô cần biết

  Ngoài việc nắm rõ bệnh chàm khô là gì? bạn cũng cần phải biết chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Để từ đó, có thể phòng tránh hoặc điều tiết lại cuộc sống, nhằm tránh bệnh xuất hiện. Cụ thể, bệnh chàm khô xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng được chia thành 2 nhóm chính sau:

   Do nguyên nhân về cơ địa. Với nguyên nhân này bao gồm các yếu tố như: yếu tố di truyền, tiền sử bệnh trong gia đình, cơ địa yếu, cơ thể bị thiếu nước thiếu dưỡng chất cần thiết, da khô… chính là những nguyên nhân gây bệnh chàm khô.

   Do nguyên nhân dị ứng. Bạn có làn da khá nhạy cảm, nên khi da bạn có tiếp xúc với một số loại thuốc gây phản ứng, hóa chất độc hại, yếu tố về thời tiết thay đổi, lông động vật, thực phẩm,… đều trở thành những tác nhân chính tăng khả năng mắc bệnh chàm khô.

   Nguyên nhân gây bệnh chàm khô khác. Những trường hợp người chấn thương tinh thần, có cảm xúc mạnh... Cũng đã trở thành yếu tố tạo điều kiện để bệnh chàm khô hình thành và phát triển.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những câu hỏi liên quan đến bệnh chàm khô

  Mặc dù bạn đã rõ thông tin về bệnh chàm khô là gì, nguyên nhân và biểu hiện bệnh chàm khô. Nhưng dưới đây chuyên gia sẽ chia sẻ thêm về những câu hỏi liên quan đến bệnh chàm khô được nhiều người bệnh thắc mắc. Cụ thể như sau:

Bệnh chàm khô có lây không?

  Với thắc mắc, bệnh chàm khô có lây không? Bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Thái Dương cho biết: Bệnh chàm khô KHÔNG có tính lây truyền từ người sang người, nên mọi người hãy yên tâm. Nhưng bệnh lại có thể di truyền. Thế nên, khi khám chữa bệnh, người bệnh cần tuân thủ đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nhằm giúp bệnh mau chóng khỏi.

Liệu bệnh chàm khô có chữa được không?

Bệnh chàm khô có thể điều trị được nhưng không thể điều trị dứt điểm

Bệnh chàm khô có thể điều trị được nhưng không thể điều trị dứt điểm

  Theo chuyên gia, bệnh chàm có thể điều trị được, nhưng lại không thể điều trị dứt điểm tận gốc, chỉ có thể hỗ trợ điều trị bệnh tạm thời. Bởi bệnh rất dễ tái phát đi, tái phát lại nhiều lần, chỉ cần gặp yếu tố tác động là bệnh sẽ tái phát. Nên bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bệnh cần chủ động khám chữa bệnh càng sớm càng tốt.

Cách phòng ngừa bệnh chàm khô

  Hiểu bệnh chàm khô là gì thôi vẫn chưa đủ, giờ đây bạn cần phải nắm rõ được cách phòng tránh bệnh. Nhằm giúp phòng bệnh tốt nhất, tránh bệnh tái phát trở lại sau điều trị. Cụ thể: Cần hạn chế và tránh các yếu tố nguyên nhân gây bệnh chàm khô; thực hiện dưỡng ẩm da với những sản phẩm phù hợp; tắm rửa, vệ sinh thân thể hằng ngày sạch sẽ; nên dùng sữa tắm có tính chất dịu nhẹ; cần mặc những loại quần áo mềm, hạn chế hoặc không gãi khi bị ngứa….

Cách chữa trị bệnh chàm khô

  Về vấn đề điều trị bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa mới đưa ra phác đồ điều trị bệnh chàm khô phù hợp, hiệu quả. Phần lớn, bác sĩ thường chỉ định phác độ nội khoa dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống để điều trị bệnh. Kết hợp với đó là lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi và cần uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Có như vậy, việc điều trị bệnh mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

  Mong rằng qua bài viết, đã giúp mọi người giải đáp được mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề bệnh chàm khô là gì? Nếu vẫn còn điều gì về bệnh chưa rõ cần được giải đáp thêm, hãy gọi đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia tại Phòng Khám Thái Dương giải đáp chi tiết hơn.

Từ khóa:

bệnh chàm khô là gì, nguyên nhân gây bệnh chàm khô, bệnh chàm khô có lây không, bệnh chàm khô có chữa được không, biểu hiện bệnh chàm khô