Bệnh hồng ban nút là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Trang Chủ Tin tức y khoa Tin tức y khoa Tin tức y khoa Bệnh hồng ban nút là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh hồng ban nút là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

 Bạn đã từng nghe mọi nói đến bệnh hồng ban. Hay bạn thường thấy ở vị trí đùi, tay chân thường có các vết sưng đỏ, nhưng bạn lại chẳng biết bị gì. Vậy bệnh hồng ban nút là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị như thế nào. Tất cả sẽ được chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hiểu về bệnh hồng ban nút là gì?

  Hồng ban nút (có tên tiếng anh Erythema nodosum) hiểu đó là một dạng viêm mô da (viêm các tế bào mỡ dưới da panniculitis) khá phổ biến. Khi mắc bệnh cơ thể sẽ có những triệu chứng bệnh hồng ban nút điển hình như xuất hiện các cục u nhỏ ở dưới da hoặc ở dạng nổi u sẩn và bệnh xảy ra phổ biến nhất là ở vị trí ống chân. Ngoài ra, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở một vài vị trí khác trên cơ thể.

Bệnh hồng ban nút là một dạng viêm mô da

Bệnh hồng ban nút là một dạng viêm mô da

  Bệnh hồng ban nút thường xuất hiện ở người mang gen HLA B8 chiến đến 80% và 6% còn lại có tính chất gia đình. Tại Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh hồng ban nút phổ biến nhất đó là do sự nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết và bệnh lao. Với đối tượng trong độ tuổi 20 đến 45 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác. Đặc biệt, nữ giới có nguy cơ phát triển bệnh lý hồng ban nút cao gấp 5 lần so với nam giới.

  Và thông tin chia sẻ trên cũng chính là đáp án câu hỏi, bệnh hồng ban nút là gì. Tuy nhiên để nắm rõ về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh, nhằm phát hiện bệnh sớm để chủ động khám chữa bệnh ngay. Người bệnh cần phải tiếp tục xem những thông tin được chuyên gia chia sẻ ở phần sau.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[Truy tìm] Nguyên nhân gây bệnh hồng ban nút

  Đến hiện tại, các nhà chuyên môn vẫn chưa biết rõ, biết chính xác được nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, có đến hơn 50% các trường hợp mắc bệnh hồng ban nút nhưng lại không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh hồng ban nút vẫn do nhiều tác nhân tác động, kích thích khiến bệnh dễ bùng phát như:

   Như nói trên, bệnh hồng ban nút thường xảy ra với những người mang gen HLA B8 (chiếm đến 80%) và có khoảng 6% là do những tính chất di truyền.

   Nhiễm trùng như: nhiễm khuẩn gây bệnh lao, viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm khuẩn Chlamydia, nhiễm virus viêm gan A, B, C…

   Do bị dị ứng với một số các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai.

   Nhiễm trùng đường hô hấp trên hay nhiễm trùng phổi cũng là nguyên nhân gây bệnh hồng ban nút.

   Do yếu tố mắc phải những bệnh Crohn, bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng.

   Mang thai cũng trở thành yếu tố kích thích khiến bệnh bùng phát. Yếu tố này chiếm khoảng 2 -5% những trường hợp bệnh.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng bệnh hồng ban nút cần biết

  Biết về bệnh hồng ban nút là gì không thôi là chưa đủ. Người bệnh cần phải nắm rõ thêm về triệu chứng. Bởi vì điều này, giúp người bệnh sớm nhận biết bản thân có mắc bệnh không. Nếu mắc bệnh có thể chủ động đến đơn vị y tế chuyên khoa thực hiện khám chữa bệnh ngay.

Triệu chứng điển hình của bệnh hồng ban nút

Triệu chứng điển hình của bệnh hồng ban nút 

  Cụ thể, về cơ bản khi mắc bệnh cơ thể sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ, sưng đau. Bệnh thường xảy ra ở vị trí ở đùi, cánh tay, cẳng chân, thân và mặt. Đầu tiên, các nốt ban có màu đỏ, về sau chúng sẽ chuyển sang tím và chúng trông giống như những vết bầm tím. Những vết ban đỏ có nhiều kích thước khác nhau và chúng kéo dài trong 3- 6 tuần, sau đó tự biến mất

  Bên cạnh đó, bệnh còn có nhiều triệu chứng kèm theo khác như: Cơ thể mệt mỏi, sốt, đau khớp, sưng mắt cá chân, nổi hạch ở ngực, đau họng và ho, nhiễm trùng phổi, cổ họng, viêm kết mạc, đau bụng, tiêu chảy…. Thậm chí, có một vài trường hợp bệnh hồng ban nút phát triển bệnh cách đột ngột và không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vậy bệnh hồng ban nút có lây không, có nguy hiểm không?

  >>> Với thắc mắc bệnh có lây không, chuyên gia cho biết hồng ban nút KHÔNG có khả năng lây nhiễm bệnh từ người sang người. Bởi hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều do tự phát và không rõ nguyên nhân hoặc những nguyên nhân gây bệnh đó lại không có tính lây nhiễm. Do vậy, mọi người bệnh hãy yên tâm.

  >>> Vậy bệnh hồng ban nút có nguy hiểm không? chuyên gia giải đáp như sau: Qua thông tin chia sẻ về vấn đề bệnh hồng ban nút là gì, thì mọi người cũng biết rằng. Bệnh hầu hết là lành tính và vô hại, vì những dấu hiệu bệnh khoảng sau từ 3 - 6 tuần là tự biến mất. Sau biến mất hết những dấu hiệu, bệnh chỉ để lại một vài vết thâm tím hoặc những vết lõm ở vùng da bị tổn thương cách tạm thời..

  Nhưng với tình trạng bệnh hồng ban nút kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tức là bệnh đã chuyển đến giai đoạn mãn tính và có thể sẽ liên quan đến một số bệnh khác nghiêm trọng hơn. Do vậy, lúc này tốt nhất người bệnh nên đến đơn vị y khoa để được thăm khám, chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Sau đó, có phác đồ điều trị bệnh phù hợp, tránh được biến chứng gây nguy hại đến tâm lý, sức khỏe người bệnh.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách điều trị bệnh hồng ban nút hiệu quả

  Như nói trên, bệnh hồng ban nút hầu hết là tự cải thiện, tự biến mất trong vòng 3 – 6 tuần và không để lại biến chứng gì nghiêm trọng. Với việc điều trị bệnh, thường giúp loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh liên quan đến các bệnh lý khác như bệnh lao hoặc liên cầu…. Do đó, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh tình trạng bệnh ở từng người khác nhau, bác sĩ cũng sẽ chỉ định những phác đồ điều trị bệnh khác nhau, phù hợp như:

Cách điều trị chăm sóc tại nhà

  Điều trị bệnh hồng ban nút bằng cách chăm sóc bản thân tại nhà tốt, cũng là cách giúp bệnh tình chóng lành hơn. Cụ thể người bệnh cần thực hiện những điều sau:

Nghỉ ngơi tại nhà cũng có thể hỗ trợ cải thiện bệnh hồng ban nút

Nghỉ ngơi tại nhà cũng có thể hỗ trợ cải thiện bệnh hồng ban nút

   Nghỉ ngơi tại nhà, cần cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức.

   Chườm đá lên vùng da bị bệnh khoảng 15 – 20 phút mỗi lần và chườm vài lần mỗi ngày.

   Nâng cao khu vực bị ảnh hưởng (vùng da bệnh) bằng gối mềm, nhằm giúp cải thiện các triệu chứng bệnh hơn.

   Cần mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và có một chế độ ăn uống khoa học, nhất là tăng cường bổ sung thêm nhiều trái cây và rau xanh.

Cách điều trị bệnh theo y khoa

  Nếu bạn đã áp dụng những cách điều trị bệnh hồng ban nút tại nhà, nhưng không mang lại hiệu quả. Lúc này, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa, để được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh tình khác nhau. Các loại thuốc thường được áp dụng vào điều trị bệnh hồng ban nút đó là: thuốc kháng sinh chứa Penicillin hoặc Sulfa; thuốc chống viêm không chứa Steroid; thuốc có chứa hoạt chất Bromide, thuốc có chứa Kali Lodua, thuốc Corticosteroid toàn thân hoặc ở dạng thuốc tiêm… và còn nhiều loại thuốc khác.

  Hy vọng, qua bài viết bệnh hồng ban nút là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị đã giúp mọi người bệnh có thêm những kiến thức về bệnh tổng thể nhất, hữu ích nhất. Nếu còn thông tin gì chưa rõ hay muốn được chuyên viên tư vấn riêng tư thêm. Hãy nhấc máy và gọi ngay đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia tại Phòng Khám Thái Dương giải đáp cụ thể hơn và hoàn toàn miễn phí.

Từ khóa:

bệnh hồng ban nút là gì, nguyên nhân gây bệnh hồng ban nút, triệu chứng bệnh hồng ban nút, bệnh hồng ban nút có lây không, điều trị bệnh hồng ban nút