Nguyên nhân và cách trị bệnh lở miệng ở trẻ em
Với đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi sẽ rất hiếm gặp bệnh lý lở miệng. Nhưng nếu trẻ không may mắc bệnh, sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau nhức và quấy khóc. Do đó, các mẹ cần xem ngay bài viết nguyên nhân và cách trị bệnh lở miệng ở trẻ em, nhằm có cách khắc phục chứng lở miệng ở trẻ nhanh chóng và an toàn.
Bệnh lở miệng ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây lở miệng
Bệnh lở miệng - Đây được đánh giá là bệnh lý hiếm gặp với đối tượng trẻ em. Bệnh lở miệng rất dễ nhận biết, bởi bệnh có sự xuất hiện của một vài vết lở hình tròn hoặc bầu dục, chúng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, xung quanh bị sưng đỏ.... Các vết lở miệng này thường xuất hiện ở vị trí mặt trong của má, môi, lợi hay đầu lưỡi.
Hình ảnh về bệnh lở miệng ở trẻ em
Bệnh lở miệng ở trẻ em được đánh giá là bệnh lý khá lành tính. Nhưng bệnh lại gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn cho bé. Nhất là khi bé ăn uống hoặc khi bé bú sữa mẹ. Từ đó, khiến bé trở nên quấy khóc và chán ăn.
Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lở miệng thuộc dạng bệnh lý không có nguyên nhân rõ ràng. Bệnh xuất hiện đột ngột, nhưng bác sĩ chuyên khoa cũng nói thêm, bệnh lở miệng hình thành cũng có thể bị liên quan đến một số yếu tố tác động khác như:
● Yếu tố về tâm lý, căng thẳng, áp lực.
● Yếu tố bị dị ứng thực phẩm, hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm cay, chua, nhiều dầu mỡ.
● Do chế độ dinh dưỡng cho trẻ nghèo nàn, không đầy đủ dưỡng chất cần thiết như: sắt, vitamin B12, axit folic, kẽm… khiến chức năng miễn dịch bị suy giảm và dễ hình thành nên bệnh lở miệng ở trẻ em.
● Bé khi ăn lỡ cắn vào bên trong má, nhưng lại không được vệ sinh vết thương sạch sẽ, sẽ dẫn đến nhiễm trùng và gây lở miệng.
● Yếu tố di truyền từ gia đình. Nếu bố hoặc mẹ bị lở miệng thì khả năng cao con bạn cũng sẽ bị lở miệng.
● Hoặc do không thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Nên tạo điều kiện tốt cho những tác nhân gây hại xâm nhập, phát triển và gây lở miệng.
Đó là một vài những nguyên nhân chính gây bệnh lở miệng ở trẻ em các bậc phụ huynh cần biết, Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu về bệnh, các mẹ cần có cách chăm sóc con đúng cách, nhằm giúp bệnh tình ở trẻ mau chóng khỏi.
Cách trị bệnh lở miệng ở trẻ em ỏ an toàn và hiệu quả
Như đã nói trên, phần lớn những trường hợp mắc bệnh lở miệng ở trẻ em thường không quá nguy hiểm và bệnh cũng sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng khoảng 7 ngày. Nhưng nếu bé bị lở miệng với nhiều vết lở và có dấu hiệu nóng sốt, tốt nhất các mẹ nên đưa trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa, để được bác sĩ thăm khám cho bé.
Sau thăm khám, bác sĩ thường cho bé uống một số thuốc kháng khuẩn ở liều lượng phù hợp. Thuốc có tác dụng làm giảm và tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, giúp làm lành các vết loét mau chóng hơn. Kết hợp với đó, bác sĩ chuyên khoa còn sẽ kê toa thêm một số loại thuốc bôi, nhằm bôi trực tiếp lên vết lở miệng.
Một cách trị bệnh lở miệng ở trẻ em khác, các mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ tại nhà bằng một số điều như sau:
Chỉ trẻ cách vệ sinh răng đúng cách giúp bảo vệ răng miệng tránh bệnh lở miệng
◈ Không cho bé ăn đồ ăn cay nóng. Vì những món ăn này không chỉ khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn. Thậm chí còn khiến cho tình trạng lở miệng trở nên tồi tệ hơn.
◈ Tránh không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ như: khoai tây chiên, xúc xích chiên và các loại hạt… vì chúng sẽ làm tăng tổn thương nướu, miệng.
◈ Nhằm tránh bệnh lở miệng ở trẻ em hình thành, các mẹ nên chọn cho trẻ kem đánh răng không chứa chất natri lauryl sunfat (SLS).
◈ Nên chọn và cho trẻ sử dụng những loại bàn chải đánh răng lông mềm và chỉ bảo bé đánh răng ở mức độ vừa phải, không nên chà sát quá mạnh.
◈ Cần cho bé uống đủ hoặc uống nhiều nước. Kết hợp với đó tăng cường cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây.
◈ Chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Nhằm giúp trẻ tăng thêm sức đề kháng, phòng chóng lại bệnh tật.
◈ Khi bệnh lở miệng gây ra triệu chứng đau đớn cho bé, bạn có thể thực hiện chườm lạnh vào vùng bị lở, chúng sẽ có tác dụng làm giảm cảm giác đau cho bé.
Nếu bạn đã áp dụng hết những cách trị bệnh lở miệng ở trẻ em nêu trên. Nhưng dấu hiệu bệnh ở trẻ vẫn không thuyên giảm. Lúc này, bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa để được khám chữa bệnh ngay, đúng phương pháp, an toàn và hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết nguyên nhân và cách trị bệnh lở miệng ở trẻ em đã giúp các mẹ có thêm thông tin, kiến thức hữu ích. Nhằm có thể chăm sóc con trẻ phát triển toàn diện hơn. Nếu bậc phụ huynh muốn được tư vấn thêm về những vấn đề liên quan khác. Hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia tại Phòng Khám Thái Dương giải đáp cụ thể hơn và hoàn toàn miễn phí.