Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh mề đay ở trẻ em
Trang Chủ Bệnh Da Dị Ứng - Miễn Dịch Bệnh Mề Đay (Mày Đay) Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh mề đay ở trẻ em

Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh mề đay ở trẻ em

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

 Bệnh mề đay (mày đay) trẻ em sẽ khiến trẻ bị khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc cả ngày. Vậy nên các bậc phụ huynh cần hiểu và nắm rõ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh mề đay (mày đay) ở trẻ em phù hợp. Nhằm đảm bảo áp dụng đúng cách và an toàn cho bé. Do vậy, các bậc phụ huynh không thể bỏ qua bài chia sẻ ngắn sau.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về bệnh mề đay (mày đay) trẻ em, bệnh có gây nguy hiểm không?

  Bệnh mề đay (mày đay) trẻ em đó là hiện tượng cơ thể trẻ phản ứng lại các tác nhân gây dị ứng. Khi vô tình là da nhạy cảm của trẻ có tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Sau khi trẻ có tiếp xúc với dị nhân, chúng nhanh sẽ chóng kích thích cơ thể sản sinh ra Histamin (đây là chất trung gian hóa học tế bào) và gây tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ.

Hình ảnh bệnh mề đay ở trẻ

Hình ảnh bệnh mề đay ở trẻ

  Bệnh mề đay (mày đay) có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau. Nhưng với đối tượng trẻ em do sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh hơn so với những đối tượng khác. Và bệnh khi ở giai đoạn cấp tính thường không gây nguy hại. Nhưng nếu bệnh chuyển biến nặng, những triệu chứng bệnh cũng tăng nặng hơn. Từ đó, có thể gây một vài tác hại cho trẻ như: phù mạch, nhiễm trùng da khó thở, hoặc sốc phản vệ… và khó khăn trong công tác chữa trị tận gốc. Vì vậy các bậc phụ huynh cần phải theo dõi sát sao các bé, để khi nhận thấy có dấu hiệu bệnh bất thường, cần đưa trẻ đến khám chữa bệnh mề đay (mày đay) ở trẻ em ngay. Nhằm tránh bệnh chuyển biến nặng và tránh gây biến chứng nguy hại.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân gây bệnh mề đay (mày đay) trẻ em

  Chuyên gia tại Phòng Khám Thái Dương cho biết, vì trẻ em có làn da vô cùng nhạy cảm, nên rất dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, bệnh bùng phát là do rất nhiều nguyên nhân kích thích và hình thành bệnh. Cụ thể:

Những nguyên nhân gây bệnh mề đay (mày đay) trẻ em

Những nguyên nhân gây bệnh mề đay (mày đay) trẻ em

Do yếu tố từ thời tiết

  Đây là nguyên nhân phổ biến và hay gặp nhất trong việc gây bùng phát bệnh mề đay ở trẻ và kể cả người trưởng thành. Bởi khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột hoặc khi tiết trời trở nên nắng nóng sẽ là yếu tố gây bệnh ở trẻ. Vì cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi với những thay đổi bất thường của thời tiết.

Do cơ địa

  Một nguyên nhân khác gây bệnh mề đay (mày đay) trẻ em đó là do cơ địa. Vì có nhiều bé khi sinh ra đã có làn da nhạy cảm hơn nhiều so với những bé khác. Hoặc do cơ địa của bé có dị ứng với phấn hoa, khói bụi, lông động vật…. nên khi có tiếp xúc với những chất này sẽ gây nổi mẩn, ngứa ngáy và bùng phát bệnh mề đay.

Do yếu tố thực phẩm

  Với những người đã có cơ địa nhạy cảm, nên khi dung nạp quá nhiều những nhóm thực phẩm gây dị ứng như: hải sản, đậu phộng, trứng, sữa… thì việc bùng phát bệnh mề đay càng tăng cao hơn. Thế nên, phụ huynh cần lưu tâm và hạn chế hoặc tránh không cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

Do các loại thuốc, tiêm phòng

  Để có thể chữa bệnh mề đay (mày đay) ở trẻ em đạt hiệu quả cao, an toàn. Bậc phụ huynh cần biết rõ được nguyên nhân gây bệnh ở trẻ là gì. Và yếu tố từ các loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân khiến làn da trẻ bị kích ứng và dẫn đến tình trạng nổi mày đay. Nên các mẹ khi cho trẻ đi tiêm phòng về cũng nên lưu ý về vấn đề này.

Yếu tố về sức đề kháng

  Nếu bé có sức đề kháng yếu vi khuẩn dễ xâm nhập, tấn công và gây bệnh. Do đó, cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ em để bé có được sức khỏe tốt nhất, giúp phòng chống lại bệnh tật.

  Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như: di truyền, côn trùng cắn, giun sán…

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng bệnh mề đay (mày đay) trẻ em cần biết

  Triệu chứng bệnh mề đay ở trẻ nhỏ cũng tương tự như người trưởng thành. Nhưng mức độ nặng nhẹ như thế nào nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh của trẻ. Cụ thể khi mắc bệnh cơ thể trẻ sẽ có những dấu hiệu điển hình như:

Triệu chứng bệnh mề đay (mày đay) trẻ em cần biết

Triệu chứng bệnh mề đay (mày đay) trẻ em cần biết

   Xuất hiện các sẩn phù, mẩn đỏ trên da trẻ theo từng mảng.

   Vùng tổn thương da (vùng da mắc bệnh) có màu trắng nhạt hoặc hồng nhạt hơn so với vùng da bình thường, vùng da bệnh có hình tròn và có ranh giới rõ ràng so với vùng da bình thường xung quanh.

   Kèm triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, tại vùng da bệnh. Điều này khiến trẻ thấy khó chịu, có thể chán ăn, mất ngủ, quấy khóc...

   Bệnh mề đay (mày đay) trẻ em chuyển biến nặng có thể gây sưng phù mí, mắt, môi và bộ phận sinh dục...

   Khi về đêm triệu chứng ngứa của bệnh sẽ trở nên nặng nề hơn. Cảm giác như bị châm chích vô cùng khó chịu, khiến trẻ khó ngủ và ngủ không ngon giấc.

   Thậm chí trẻ còn bị sốt, nôn mửa,... Lúc này, bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các chữa bệnh mề đay (mày đay) ở trẻ em an toàn và hiệu quả

  Bệnh mề đay (mày đay) trẻ em đôi khi có thể tự biến mất và không cần chữa trị. Nhưng sau đó bệnh sẽ nhanh chóng tái phát trở lại với những dấu hiệu bệnh nặng nề hơn. Thế nên, tốt nhất vẫn là cần đưa trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa uy tín, tốt nhất để được khám chữa bệnh cho trẻ đúng phương pháp, an toàn và đạt hiệu quả tối ưu nhất. Cụ thể tại Phòng khám chuyên khoa da liễu Thái Dương, thường chỉ định và áp dụng một số phương pháp sau vào chữa bệnh mề đay (mày đay) ở trẻ em an toàn và đạt hiệu quả cao như sau:

Khi trẻ mắc bệnh mề đay cần đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay

Khi trẻ mắc bệnh mề đay cần đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay

Dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da trẻ

  Khi trẻ mắc bệnh mề đay, phụ huynh cũng cần nên dưỡng da cho trẻ đều đặn 2 lần / ngày bằng loại kem dưỡng ẩm lành tính phù hợp để con nhanh khỏi bệnh hơn. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể kết hợp sử dụng thêm loại kem chống ngứa, nhằm giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy cho trẻ.

Biện pháp chăm sóc da trẻ tại nhà khác

  Bệnh mề đay (mày đay) trẻ em xuất hiện, sau thăm khám, chẩn đoán bệnh tình mới khởi phát. Bác sĩ chuyên khoa khuyên bậc phụ huynh có thể thực hiện đúng với những cách chăm sóc da bé tại nhà như:

   Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh của trẻ với những dung dịch xà phòng dịu nhẹ, an toàn và phù hợp với làn da trẻ.

   Tắm trẻ với nước mát cũng là một trong những cách giúp giảm cơn ngứa, giảm viêm tạm thời.

   Sử dụng một số các loại thảo dược thiên nhiên, như có thể tắm trẻ bằng lá tía tô, lá kinh giới, là trà xanh nấu nước và pha với nước lạnh tắm cho bé. Cách này bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

   Để việc chữa bệnh mề đay (mày đay) ở trẻ em tăng hiệu quả tốt hơn. Phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước, có thể là nước lọc hoặc kèm với đó là các loại nước ép trái cây để tăng cường miễn dịch, thanh lọc cơ thể phòng chống lại bệnh tật.

   Cho trẻ mặc đồ rộng thoáng mát với chất vải thấm hút mồ hôi tốt. Tránh tình trạng đổ hôi và gây ngứa ngáy hơn.

Phác đồ điều trị y khoa

  Với trường hợp trẻ có dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định kê đơn một số loại thuốc điều trị bệnh phù hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe của trẻ. Thuốc điều trị có thể là thuốc uống hoặc thuốc bôi bao gồm: Thuốc kháng Histamine H1, thuốc bôi chứa Menthol, thuốc bôi chứa Corticoid kèm thêm đó là một số loại thuốc uống toàn thân… Thuốc có tác dụng tiêu diệt những tác nhân gây hại, làm giảm triệu chứng bệnh và giúp việc điều trị sớm đạt được kết quả như ý, tối ưu và tránh bệnh tái phát.

  >>> Hoặc cách tốt hơn người bệnh hãy đến ngay tại Phòng khám chuyên khoa da liễu Thái Dương để được bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán và áp dụng cách chữa bệnh mề đay (mày đay) ở trẻ em phù hợp, an toàn và hiệu quả với làn da trẻ. Bởi Phòng Khám Thái Dương chính là đơn vị y tế chuyên khoa tốt nhất, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, máy móc trang thiết bị y khoa hiện đại mới, môi trường y khoa sạch thoáng, đầy đủ tiện nghi, chi phi điều trị bệnh hợp.

  Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về bệnh mề đay (mày đay) trẻ em. Từ đó, có cách chăm sóc, phát hiện và chủ động đưa trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa thực hiện khám chữa bệnh càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hại. Nếu mọi người đang thắc mắc không biết bệnh mề đay có lây không? thì hãy nhấc máy lên và gọi đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

Từ khóa:

Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh mề đay ở trẻ em, Bệnh mề đay (mày đay) trẻ em, Chữa bệnh mề đay (mày đay) ở trẻ em, Nguyên nhân gây bệnh mề đay ở trẻ em, Triệu chứng bệnh mề đay ở trẻ em.