Bệnh nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trang Chủ Bệnh Da Do Ký Sinh Trùng - Côn Trùng Nấm Móng Bệnh nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không?

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

 Nấm móng tay ở trẻ em đó là căn bệnh da liễu khá phổ biến. Bệnh gây ra sự lở loét, bong tróc đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Vậy bệnh nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không? đáp án sẽ được chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài chia sẻ sau đây.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hiểu thế nào về bệnh nấm móng tay ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

  Nấm móng tay ở trẻ em đó là một trong những bệnh lý da liễu rất phổ biến. Bệnh hình thành là do sự xâm nhập của các loại nấm men, nhất là nấm nấm hạt men Candida và sợi tơ Dermatophytes Từ đó, gây ra tình trạng móng bị hư tổn về móng tay ở trẻ.

  Do vậy, các mẹ cần nắm rõ dấu hiệu nhận biết nấm móng tay ở trẻ em được chuyên gia chia sẻ dưới đây. Nhằm sớm phát hiện trẻ mắc bệnh và có cách khắc phục, điều trị phù hợp, sớm, mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

Dấu hiệu bệnh nấm móng tay ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh nấm móng tay ở trẻ em

   Bệnh khiến bề mặt móng bị sần sùi biến dạng, xuất hiện đốm nhỏ, trên bề mặt có phủ một lớp bột mịn màu trắng.

   Móng tay bị đổi màu. Có thể là màu trắng đục, ngả vàng hoặc thậm chí là màu nâu đen.

   Bệnh nấm móng tay ở trẻ em sẽ khiến vùng da xung quanh móng tay bị ửng đỏ, viêm, ngứa hoặc thậm chí có thể mưng mủ.

   Ban đầu biểu hiện nấm móng tay ở trẻ chỉ xuất hiện ở một hai ngón. Nhưng về sau, bệnh càng len rộng ra đến nhiều ngón khác.

   Móng tay ngày càng bị ăn mòn và thậm chí gây bốc mùi hôi khó chịu.

  ➧➧ Đó là những dấu hiệu nhận biết nấm móng tay ở trẻ em. Phụ huynh khi nhận thấy con trẻ có những triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đến đơn vị chuyên khoa thăm khám ngay. Nếu chần chừ, bệnh sẽ chuyển biến nặng và gây ra đau đớn, hư hại móng hoàn toàn, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ. Lúc này, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển về thể chất của trẻ.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay ở trẻ em

  Bệnh nấm móng tay xảy ra khi bị tác nhân nấm hạt men Candida và nấm sợi Dermatophytes xâm nhập gây bệnh. Thêm đó, bệnh còn xuất phát từ nhiều yếu tố tác động khác như:

Những nguyên nhân chính gây bệnh nấm móng tay cần biêt

Những nguyên nhân chính gây bệnh nấm móng tay cần biêt

Vệ sinh thân thể, tay chân kém

  Bởi trẻ em còn quá nhỏ, nên trẻ chưa có thể ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh thân thể, nhất là tay chân. Do đó, dù khi trẻ đang chơi thân thể đổ mồ hôi, bụi bẩn tích tụ bên trong móng. Nhưng lại không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện tốt cho nấm men phát triển và gây bệnh nấm móng tay ở trẻ em.

Do hoạt động vui chơi của trẻ

  Trẻ nhỏ đang ở tuổi tò mò với thế giới xung quanh. Nên trẻ hay có thói quen đào bới đất cát, cầm nắm, nghịch nước… Tuy nhiên các hoạt động rất dễ khiến tay trẻ bị trầy xước, từ đó tạo ra điều kiện cho vi nấm xâm nhập và gây bệnh.

Lây nhiễm bệnh từ người lớn

  Bệnh nấm móng ở trẻ cũng có thể do nguyên nhân từ người lớn có hoạt động tiếp xúc trực tiếp nắm tay hoặc gián tiếp thông qua các vật dụng khác…

  Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay ở trẻ em khác như: Do phụ huynh cắt móng tay trẻ quá sát, thời tiết ẩm nóng mà trẻ lại thường xuyên mang găng tay cũng là điều kiện cho tác nhân vi nấm phát triển và gây bệnh….

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vậy bệnh nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không?

  Chuyên gia cho biết, bệnh nấm móng tay ở trẻ đó là bệnh da liễu khá phổ biến. Nhưng bệnh ở mức độ nhẹ khá lành tính và hầu như không gây biến chứng nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, bệnh lại gây ra triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng viêm khiến trẻ bị cảm giác khó chịu. Nên rất dễ quấy khóc, biếng ăn. Chưa kể, nếu bậc cha mẹ chủ quan, không có cách chăm sóc con trẻ tốt, hoặc không đưa trẻ khám chữa bệnh sớm, bệnh sẽ chuyển biến nặng và gây ra một số biến chứng như sau:

   Khiến móng của trẻ bị biến dạng, gây xấu xí, mất thẩm mỹ.

   Những triệu chứng đau rát khiến trẻ luôn bị khó chịu, nên thường xuyên quấy khóc, chán ăn. Từ đó, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

   Gây nhiễm khuẩn móng vô cùng nguy hiểm.

   Móng hư hại nghiêm trọng và bị ăn mòn hoàn toàn.

   Gây tình trạng lây nhiễm sang các móng tay khỏe mạnh khác và gây nấm móng tay toàn bộ.

  Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chia sẻ: Cách điều trị nấm móng tay ở trẻ em hiệu quả

  Khi bậc phụ huynh chủ động đưa trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán đúng tình trạng bệnh nấm móng tay ở trẻ em. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp như sau:

Điều trị theo phác đồ y tế

  Thuốc uống kết hợp với thuốc bôi là cách điều trị nấm móng tay phổ biến nhất. Thuốc sẽ có tác dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng viêm, loại bỏ các tế bào chết, ức chế hoạt động của nấm men và giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Một số loại thuốc thường được chỉ định áp dụng đó là: Dung dịch Castellani, Cồn iot 10%, Salicylic acid, thuốc kháng nấm dạng bôi, thuốc kháng histamin H1, thuốc giảm đau, thuốc kháng nấm dạng uống, thuốc kháng sinh…

Thuốc bôi là phác đồ điều trị bệnh nấm móng tay ở trẻ em phổ biến và hiệu quả

Thuốc bôi là phác đồ điều trị bệnh nấm móng tay ở trẻ em phổ biến và hiệu quả

  Việc của các bậc phụ huynh là cần cho con trẻ điều trị đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa đề ra. Bởi vì có một số loại thuốc đường uống có thể gây tác dụng phụ cho trẻ. Nên cần đặc biệt chú ý, tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.

Biện pháp điều trị, chăm sóc và phòng ngừa bệnh tại nhà

  Đây cũng chính là một trong các cách điều trị nấm móng tay ở trẻ em tốt các mẹ nên chú ý áp dụng. Nhằm không chỉ giúp quá trình điều trị bệnh sớm đạt kết quả tốt mà còn giúp phòng tránh bệnh tái phát trở lại:

   Nên vệ sinh cơ thể, tay chân trẻ sạch sẽ hàng ngày.

   Cần vô trùng dụng cụ cắt móng tay trước dùng cắt móng cho trẻ.

   Dặn dò trẻ khi vui chơi cần tránh tiếp xúc với những nguồn nước, đất cá bẩn.

   Sau khi vui chơi xong, cần hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.

   Nên quần áo, mền gối của trẻ với nước ấm và cần phơi dưới ánh nắng để loại bỏ hoàn toàn vi nấm gây bệnh.

   Nên tăng cường cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu. Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại mọi bệnh tật.

   Không nên cho trẻ sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người lớn.

   Khi trẻ có dấu hiệu bệnh nặng, cần đưa trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa ngay để được khám chữa bệnh càng sớm càng tốt.

  Tin rằng qua bài viết trên, không chỉ giúp phụ huynh giải đáp được thắc mắc bệnh nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không? mà còn có thêm nhiều kiến thức hữu ích, để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất. Nếu muốn được chuyên gia tại Phòng Khám Thái Dương tư vấn cụ thể hơn hãy nhấc máy và gọi đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia giải đáp cụ thể hơn.

Từ khóa:

Bệnh nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không, Bệnh nấm móng tay ở trẻ em, Dấu hiệu nhận biết nấm móng tay ở trẻ em, Nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay ở trẻ em, Cách điều trị nấm móng tay ở trẻ em.