Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em điều trị như thế nào?
Đối với trẻ em khi bị nhiệt miệng, nó sẽ gây nên sự khó chịu gấp nhiều lần so với người lớn. Vậy nên, các mẹ thường lo lắng không biết bệnh nhiệt miệng ở trẻ em điều trị như thế nào? Và để biết đâu là cách xử trí bệnh cho trẻ tốt nhất, hãy xem bài chia sẻ dưới đây ngay hôm nay nhé!
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây nhiệt miệng?
Nhiệt miệng đó là những tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc ở vị trí nướu răng. Bệnh gây ra triệu chứng đau đớn khiến người bệnh gặp khó khăn lớn trong việc ăn uống hàng ngày. Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi đối tượng kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh nhiệt miệng ở trẻ xuất hiện thường do một số nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng ở trẻ em
❖ Bé bị một số bệnh lý như sốt, cơ thể mệt mỏi hoặc bị căng thẳng.
❖ Bé khi ăn lỡ cắn vào bên trong má. Nên sau đó, bị tác nhân gây hại xâm nhập và gây loét miệng, nhiệt miệng.
❖ Trẻ bị thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu sắt, vitamin nhóm B, kẽm, foli.
❖ Hoặc do trẻ mắc bệnh tay chân miệng cũng trở thành nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng ở trẻ em.
❖ Hay trẻ thường xuyên ăn nhiều đồ ăn cay nóng. Đặc biệt, hay uống những loại nước ngọt có gas cũng trở thành yếu tố tác động khiến trẻ dễ bị nhiệt miệng.
❖ Do thói quen không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng ở trẻ em
Với đối tượng trẻ em khi bị nhiệt miệng sẽ gây ra nhiều đau đớn. Điều này, khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, quấy khóc, biếng ăn. Từ đó, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về sức khỏe và thể chất của trẻ. Nên việc nhận biết triệu chứng bệnh sớm, sẽ giúp phụ huynh có cách khắc phục bệnh tình cho trẻ sớm. Cụ thể, khi trẻ bị nhiệt miệng sẽ có một số những biểu hiện đặc trưng như sau:
Bệnh nhiệt miệng khiết trẻ bị đau đớn, quấy khóc
❖ Bên trong miệng, trên bề mặt của lưỡi và trên nướu răng của trẻ có xuất hiện những vết loét. Nên khi trẻ ăn mặn và cay sẽ gây hiện tượng đau đớn cho vết loét.
❖ Trẻ có thể sẽ xuất hiện tình trạng sốt đột ngột.
❖ Trẻ thường xuyên nhăn nhó, cơ thể uể oải, thiếu năng lượng.
❖ Trên đầu lưỡi có những mụn nhỏ hoặc bị lở loét.
❖ Sưng nướu răng, thậm chí có thể gây chảy máu chân răng.
❖ Đau khoang miệng, họng cũng bị đau khiến việc ăn uống trở nên vô cùng khó khăn. Nên trẻ khi mắc bệnh sẽ rất biếng ăn.
❖ Bên cạnh đó, còn có dấu hiệu bị rộp lưỡi ở trẻ em.
Cách điều trị bệnh nhiệt miệng ở trẻ em
Chuyên gia cho biết, khi trẻ bị nhiệt miệng các bậc phụ huynh cần có cách chăm sóc trẻ đúng cách, nhằm giúp triệu chứng bệnh mau chóng thuyên giảm. Nếu triệu chứng của bệnh nhiệt miệng ở trẻ em không thuyên giảm mà ngày một tăng nặng hơn. Lúc này, các mẹ cần đưa trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa thăm khám ngay. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp cũng như chỉ dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà tốt nhất. Cụ thể:
Khi trẻ bị nhiệt miệng cần đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay
✔ Sau thăm khám, chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc và gel bôi trị lở miệng để điều trị bệnh cho trẻ. Đa phần những loại thuốc này thường khá an toàn với trẻ em. Nhưng các mẹ cần chú ý thực hiện điều trị đúng chỉ định với phác đồ do bác sĩ chuyên khoa đề ra.
✔ Nên cho trẻ thực hiện súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc bằng nước ấm 4 lần mỗi ngày. Đây cũng chính là một trong những cách điều trị bệnh nhiệt miệng ở trẻ em khá hiệu quả.
✔ Dùng bàn lông chải mềm để trẻ vệ sinh răng miệng, nhằm giúp con trẻ đỡ đau hơn khi đụng phải những vết thương do nhiệt miệng gây ra.
✔ Đồng thời, khi trẻ bị nhiệt miệng, các mẹ cần chú ý cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, giúp trẻ dễ ăn hơn và cũng hạn chế gây đau đớn cho trẻ. Đặc biệt, cần tránh cho trẻ ăn những thức ăn cay nóng, mặn.
✔ Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước, ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi.
Vậy bệnh nhiệt miệng ở trẻ em uống thuốc gì phù hợp - hiệu quả?
Bệnh nhiệt miệng thường xuất hiện quanh năm. Nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất là vào mùa nắng nóng. Khi trẻ mắc bệnh và được thăm khám tại đơn vị y tế chuyên khoa, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh tình của trẻ như sau:
➧ Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn điều trị bằng phác đồ thuốc kháng sinh, vitamin B2, vitamin PP, vitamin C… Nhất là thuốc kháng sinh biseptol (cotrimoxazol), loại thuốc này có hoạt chất sulfamethoxazol và trimethoprim có tác dụng rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh nhiệt miệng. Và người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
➧ Trường hợp bệnh bệnh nhiệt miệng ở trẻ em có vết loét to và tồn tại dai dẳng, cần phải kết hợp uống thêm thuốc kháng sinh đặc hiệu spiramycin và metronidazol.
➧ Ngoài thuốc uống để điều trị bệnh, còn có thể kết hợp thêm một số loại thuốc bôi trực tiếp. Cụ thể như: Thuốc bôi Sunfamethoxazon, serathiopeptit, trimethoprim và hoạt chất tạo màng ngăn.
Đó là toàn bộ thông tin về vấn đề bệnh nhiệt miệng ở trẻ em điều trị như thế nào? Mong qua bài biết, các bậc phụ huynh đã có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích trong việc phát hiện bệnh và có cách chăm sóc con trẻ đúng nhất. Nếu phụ huynh nào muốn nhận thêm thông tin tư vấn về bệnh hãy nhấc máy và gọi ngay đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Thái Dương Đồng Nai tư vấn cụ thể hơn.