Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý ngoài da rất phổ biến. Nhưng bệnh lại khó điều trị dứt điểm và còn lại gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, khó chịu cho trẻ. Nên việc nhận biết nắm rõ mọi thông tin về bệnh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa là điều rất cần thiết. Điều này, giúp các mẹ biết cách bảo vệ sức khỏe của con trẻ toàn diện hơn.
Tìm hiểu nguyên nhân nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng da đó là một thuật ngữ y khoa được dùng để chỉ sự xâm nhập của những tác nhân gây hại, làm tổn thương da. Do vậy làn da non nớt của trẻ sơ sinh rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây bệnh. Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện có nhiều nguyên nhân gây bệnh ở trẻ và nguyên nhân nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh chính cần phải kể đến đó là:
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra
◈ Qua đường máu từ người mẹ lây nhiễm sang con. Đây là con đường lây truyền bệnh nhiễm trùng da xảy ra trước sinh. Bệnh thường do những tác nhân như: Khuẩn giang mai bẩm sinh, rubella, HIV, toxoplasma… gây ra.
◈ Lây qua đường ối, khi người mẹ bị nhiễm trùng đường sinh dục hoặc mẹ bị hở cổ tử cung, vỡ ối sớm… đều tăng khả năng lây bệnh nhiễm trùng da cho trẻ sơ sinh.
◈ Lây qua con đường tiếp xúc khi sinh. Lúc trẻ sinh thường ngang qua tử cung, âm đạo, âm hộ cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh ở trẻ.
◈ Trẻ bị nhiễm trùng da cũng có thể là do yếu tố môi trường sau sinh như: kim, ống chích, môi trường sống ô nhiễm, bậc phụ huynh vệ sinh tắm rửa cho trẻ hàng ngày không sạch hoặc người bệnh có tiếp xúc với bé, bị côn trùng cắn, dị ứng với tã lót, xà phòng tắm…
Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ sinh ra mắc phải bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh, thường sẽ có những dấu hiệu điển hình như:
◈ Trẻ bị khó thở, rối loạn nhịp thở, thở rên.
◈ Tiêu hóa bị vấn đề, trẻ bú kém, thậm chí hoàn toàn không bú, trướng bụng, tiêu chảy và có nôn ói.
◈ Da trẻ trở nên tím tái, nổi vân tím,xuất huyết, phát ban. Đồng thời, có hiện tượng vàng da sớm trước 24 giờ kèm nốt mủ, phù nề.
◈ Về vấn đề thần kinh của trẻ dễ bị kích thích, co giật, giảm phản xạ và có thể bị hôn mê.
◈ Một số dấu hiệu khác như: trẻ nóng sốt hoặc cảm thấy lạnh, trẻ bị sụt cân…
➧➧ Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh. Bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa con trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh cho trẻ sớm. Tránh bệnh gây ra biến chứng nguy hại đến sự phát triển và thậm chí đe dọa đến cả tính mạng của trẻ.
Điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ
Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, khi nhận thấy con trẻ có dấu hiệu bệnh nhiễm trùng da. Các mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại đơn vị y tế tốt nhất, uy tín nhất. Sau đó, trẻ sẽ nhanh chóng được kiểm tra, thăm khám, chẩn đoán đúng về tình trạng bệnh hiện tại. Cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, an toàn và tốt nhất cho trẻ. Đồng thời, hướng dẫn các mẹ về cách chăm sóc con trẻ tại nhà đúng cách. Nhằm giúp bệnh mau chóng hồi phục.
Bên cạnh việc điều trị bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh đúng với phác đồ bác sĩ chuyên khoa đề ra. Mọi người mẹ cũng cần phải thực hiện một số những biện pháp phòng tránh dưới đây. Nhằm phòng tránh lây nhiễm bệnh cho trẻ sơ sinh cách đáng tiếc. Cụ thể:
Khi nhận thấy dấu hiện nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh cần đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay
Các biện pháp cần thực hiện trước khi sinh:
✔ Bà mẹ khi mang thai cần thực hiện thăm khám, tiêm chủng ngừa đầy đủ.
✔ Cần thực hiện điều trị tốt các bệnh lý về nhiễm trùng tiết niệu sinh dục cho mẹ bầu.
✔ Cung cấp đầy đủ những vi chất dinh dưỡng cho mẹ bầu, phòng trừ tình trạng bị suy dinh dưỡng.
✔ Thực hiện chăm sóc bản thân và vệ sinh thân thể đúng cách, sạch sẽ hàng ngày khi mang thai.
✔ Cần xử trí tốt, xử trí kịp thời những trường hợp ối vỡ sớm,vỡ non.
Các biện pháp cần thực hiện trong khi sinh
Nhằm tránh bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh, ngoài những biện pháp được thực hiện khi mang thai. Thì các mẹ cũng cần chú ý và thực hiện thêm một số biện pháp trong khi sinh như sau:
✔ Nên chọn những đơn vị y tế sinh uy tín, chất lượng, môi trường và dụng cụ hỗ trợ sinh sạch khuẩn. Điều này, nhằm tránh nguyên nhân bị nhiễm trùng lây qua các dụng cụ hoặc lây qua bàn tay người chăm sóc.
✔ Đội ngũ bác sĩ sản khoa phải lành nghề, giàu kinh nghiệm, nhằm giúp tránh những biến chứng sản khoa khi sinh.
Các biện pháp nên thực hiện sau khi sinh
✔ Phụ huynh khi chăm sóc hoặc muốn ẵm bé sơ sinh, cần thực hiện rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Đây là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả giúp phòng tránh bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh và nhiều bệnh lý khác.
✔ Nên chăm sóc vệ sinh vùng da, rốn và mắt cho trẻ thật kỹ lưỡng và lau thật khô nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng.
✔ Phòng ốc nơi cho trẻ sơ sinh nằm cần sạch thoáng, ấm và phải có ánh sáng đủ.
✔ Tuyệt đối, không nên để trẻ ngậm hoặc mút tay. Vì tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
✔ Thường xuyên thay chăn drap gối, nệm để các loại vi sinh vật có hại sinh sôi và gây bệnh cho bé.
✔ Khi da bé bị trầy xước, bạn cần thực hiện sát trùng cẩn thận, để tránh vi khuẩn xâm nhập vào những vết xước đó và gây bệnh.
✔ Nên cho trẻ mặc những loại quần áo thoáng mát, có tính thấm hút mồ hôi tốt và nhất là nên thường xuyên thay quần áo và tã cho trẻ. Đó cũng là cách giúp hạn chế tối đa các vấn đề về bệnh ngoài da.
✔ Khi thấy trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh, cần đưa trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa uy tín gần nhất, để được khám chữa bệnh ngay, kịp thời, hiệu quả.
Mong rằng qua bài viết nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa, đã giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, nhằm có thể phát hiện chủ động khám chữa bệnh cho trẻ càng sớm càng tốt. Đồng thời, có cách phòng tránh bệnh và chăm sóc trẻ tốt nhất. Nếu còn điều gì chưa rõ cần được chuyên viên tại Phòng Khám Thái Dương tư vấn thêm, hãy nhấc máy lên và gọi đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp trực tiếp cụ thể hơn.